Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ AAO LÀ GÌ?

Công nghệ AAO là viết tắt từ cụm từ anaerobic- anoxic - aeronbic (AAO). Bản chất của quá trình này là sử dụng hệ vi sinh vật hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí để xử lý chất ô nhiễm có trong nước thải.
 Sơ đồ xử lý nước thải bằng công nghệ AAO- AAO technology

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ AAO LÀ GÌ?


Công nghệ xử lý bao gồm các quá trình phản ứng sinh học chính bao gồm: kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí. Nước thải được xử lý triệt để quá hoạt động của vi sinh vật qua 3 giai đoạn như sau:

1. Xử lý hiếu khí

Nguyên lý chung: Là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí. Để đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy liên tục cho chúng và duy trì ở 20- 40 độ C. Khi nước thải tiếp xúc với bùn hoạt tính, các chất thải có trong môi trường như các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo và phân tử nhỏ sẽ được chuyển hóa bằng cách hấp phụ và keo tụ sinh học trên bề mặt các tế bào vi sinh vật. Tiếp theo là giai đoạn khuếch tán và hấp thụ các chất bẩn từ mặt ngoài của tế bào vào trong tế bào qua màng bán thấm. Các chất vào trong tế bào dưới tác động của hệ enzym nội bào sẽ được phân hủy. Quá trình phân giải các chất hữu cơ xảy ra trong tế bào chất của tế bào sống là các phản ứng oxy hóa khử, có thể biểu diễn dưới dạng tổng quát như sau:

Quá trình oxy hoá (dị hóa): Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản và đồng thời giải phóng năng lượng. 

(COHNS) + O2 + VK hiếu khí → CO2 + NH3 + sản phẩm khác + năng lượng 
Quá trình tổng hợp (đồng hóa): Tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản và đồng thời tích lũy năng lượng. 
(COHNS) + O2 + VK hiếu khí + năng lượng → C5H7NO2 (tế bào vi khuẩn mới) + ... Sự oxy hóa các chất hữu cơ và một số chất khoáng trong tế bào vi sinh vật nhờ vào quá trình hô hấp. Nhờ năng lượng do vi sinh vật khai thác trong quá trình hô hấp mà chúng có thể tổng hợp các chất để phục vụ cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Kết quả số lượng tế bào vi sinh vật không ngừng được tăng lên.
* Điều kiện thực hiện quá trình xử lý: 
  • Đảm bảo liên tục cung cấp oxy, hàm lượng O2 hòa tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt hai không nhỏ hơn 3 mg/l. 
  • Nồng độ các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phải đầy đủ. - Nồng độ các chất hữu cơ cho phép quá trình lên men. 
  • Nồng độ cho phép của các chất độc hại. - pH thích hợp. 
  • Nhiệt độ nước thải trong khoảng hoạt động của vi sinh. 
2. Xử lý yếm khí
Là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí trong quá trình phân giải các chất hữu cơ và vô cơ trong môi trường không có oxy. Những bã hữu cơ phức tạp bao gồm protit, lipit, xenluloza, pectin và các gluxit khác trong quá trình lên men sẽ phân hủy thành hỗn hợp khí gồm metan (65 - 70%), H2, N2, CO2, ...Vì vậy quá trình này được gọi là lên men metan. Quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Phương pháp xử lý yếm khí được sử dụng rộng rãi. 
Trong điều kiện yếm khí, vi khuẩn yếm khí sẽ phân hủy chất hữu cơ như sau: 
(COHNS) + Vi khuẩn yếm khí → CH4 + CO2 + NH3 + H2S + ... + Năng lượng 
(COHNS) + Vi khuẩn yếm khí + Năng lượng → C5H7NO2 (Tế bào vi khuẩn mới) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét