Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Bể tuyển nổi DAF (Dissolved Air Flotation) là gì?

1. Bể tuyển nổi DAF (Dissolved Air Flotation) là gì?

Bể tuyển nổi DAF được viết tắt từ “Dissolved Air Flotation” dùng để tách cặn hoặc dầu, mỡ ra khỏi dòng nước thải. Quá trình tách cặn, dầu mỡ xảy ra khi hòa tan vào nước thải những bọt khí nhỏ. Các bọt khí này bám vào các hạt cặn làm cho tỷ trọng của tổ hợp cặn -khí giảm, lực đẩy nổi xuất hiện, khi lực đẩy đủ lớn, hỗn hợp cặn - khí nổi lên mặt nước và được gạt ra ngoài. Khi nguồn nước thải có nhiều cặn nhẹ (hữu cơ) khó lắng, khi dùng bể tuyển nổi sẽ giảm được thời gian lắng và thể tích bể.
Bể tuyển nổi DAF (Dissolved Air Flotation) có chức năng:
  • Loại bỏ dầu và TSS
  • Tách các hạt nhỏ và tảo trong nước ngầm. 
  • Thu hồi các sản phẩm có giá trị (ví dụ như thu hồi bột giấy trong nước thải sản xuất bột giấy và giấy).
  • Đóng vai trò là bể lắng thứ cấp để tách và cô đặc các hạt lơ lửng và bùn.

2. Nguyên tắc làm việc của bể tuyển nổi DAF (Dissolved Air Flotation)

Tuyển nổi không khí hòa tan DAF là một quá trình tiền xử lý quan trọng trong xử lý nước thải. 
Khi bể tuyển nổi hoạt động thì lần lượt xảy ra các công đoạn sau:

  • Cấp nước thải vào bể tuyển nổi
  • Cấp không khí vào bể tuyển nổi
  • Tạo bọt khí từ dung dịch quá bão hòa khí
  • Kết dính bọt khí
  • Bám dính cặn vào bọt khí
  • Tách cặn ra khỏi nước trong bể tuyển nổi
Nước thải sau khi quá các công trình xử lý sơ bộ như song chắn rác, quá trình lắng đất cát thì được đưa về thiết bị tuyển nổi bằng bơm. Không khí được đưa vào bể tuyển nổi nhờ máy nén khí. Các bọt khí nào bám vào các hạt cặn làm cho tỷ trọng của tổ hợp cặn -khí giảm, lực đẩy nổi xuất hiện, khi lực đẩy đủ lớn, hỗn hợp cặn-khí nổi lên mặt nước và được gạt ra ngoài. 
Hiệu suất của quá trình tuyển nổi phụ thuộc vào số lượng bọt khí. Kích thước tối ưu của chúng nằm trong khoảng 15 đến 30 μm. Quá trình tuyển nổi sẽ có hiệu suất tách cao với các hạt có kích thước từ 0,2 đến 1,5mm. Để tăng hiệu quả, thì có thể bổ sung vào nước thải các chất tạo bọt có tác dụng làm giảm năng lượng bề mặt phân pha như dầu bạch dương, cresol, phenol…

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét